Trang chủ » Giải trí » Phim ảnh
23 Tháng Hai, 2024 1:26 chiều

Hàng trăm khán giả TP HCM đi xem ‘Đào, phở và piano’

Khán giả TP HCM và một số tỉnh ngồi kín rạp xem “Đào, phở và piano” – phim có câu chuyện lấy cảm hứng thời kháng chiến chống Pháp.

Chiều 22/2, nhiều khán giả có mặt rạp chiếu phim Beta Trần Quang Khải (quận 1) - một trong những nơi đầu tiên mở bán vé phim Đào, phở và piano tại TP HCM, sau khi tác phẩm tạo được sức nóng ở các cụm rạp tại Hà Nội. Do đơn vị này chỉ áp dụng hình thức mua vé trực tiếp tại quầy, không thể đặt mua online, một số người phải đến trước vài giờ để chọn suất.

Chiều 22/2, nhiều khán giả có mặt rạp chiếu phim Beta Trần Quang Khải (quận 1) – một trong những nơi đầu tiên mở bán vé phim “Đào, phở và piano” tại TP HCM. Do đơn vị này chỉ áp dụng hình thức mua vé trực tiếp tại quầy, không thể đặt mua online, một số người đến trước vài giờ để chọn suất.

Phim do nghệ sĩ Phi Tiến Sơn đạo diễn, viết kịch bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng. Trước đó, tác phẩm ra rạp mùng Một Tết Nguyên Đán (10/2), chỉ chiếu duy nhất tại Trung tâm chiếu phim Quốc gia, Hà Nội. Sau hơn một tuần, hôm 18/2, phim gây chú ý trên mạng xã hội, Cục Điện ảnh đề xuất chiếu phim trên cả nước. Sau đề xuất này, hai cụm rạp tư nhân là Cinestar và Beta nhập cuộc.

Đa số khán giả ở độ tuổi học sinh - sinh viên đi cùng bạn bè, người thân, không ít người đi từ Biên Hòa (Đồng Nai), Bình Dương. Anh Hoàng Vũ (áo đen, phải) - quản lý rạp - cho biết dù suất chiếu đầu tiên là 15h, từ sáng, nhiều người đã xếp hàng mua vé. Rạp ban đầu dự định chiếu lúc 15h và 16h20 nhưng nhanh chóng cháy vé, phải mở thêm hai suất buổi tối. Dù vậy, đến 14h30, suất cuối cùng trong ngày lúc 23h35 chỉ còn vài ghế ở hàng đầu.

Đa số người xem ở độ tuổi học sinh – sinh viên đi cùng bạn bè, người thân, không ít người đi từ Biên Hòa (Đồng Nai), Bình Dương, Đăk Nông. Ông Hoàng Vũ quản lý rạp cho biết dù suất chiếu đầu tiên là 15h, từ sáng, nhiều người xếp hàng mua vé. Rạp ban đầu dự định chiếu lúc 15h và 16h20 nhưng do nhu cầu khán giả tăng nên mở thêm hai suất buổi tối. Đến 14h30, suất cuối cùng trong ngày lúc 23h35 chỉ còn vài ghế ở hàng đầu.

Một khán giả dự định mua suất 15h nhưng màn hình hiển thị toàn bộ ô màu đen do hết vé. Theo ông Bùi Quang Minh - Chủ tịch Beta Group của hệ thống rạp Beta Cinema, phim chiếu tại các cụm rạp ở 11 tỉnh và thành phố, bắt đầu từ ngày 22/2 với giá đồng hạng là 50.000 đồng mỗi vé. Ông cho biết, phim chiếu với mục đích phi lợi nhuận, toàn bộ doanh thu bán vé từ cụm rạp này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Một khán giả dự định mua suất 15h nhưng màn hình hiển thị toàn bộ ô màu đen do hết vé. Theo ông Bùi Quang Minh – Chủ tịch Beta Group của hệ thống rạp Beta Cinema, cụm rạp này sẽ chiếu phim ở 11 tỉnh và thành phố, từ ngày 22/2, với giá đồng hạng là 50.000 đồng mỗi vé. Ông Minh cho biết phim chiếu với mục đích phi lợi nhuận, toàn bộ doanh thu bán vé từ cụm rạp này sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước.

Một khán giả không thể chọn được suất như mong muốn dịp cuối tuần, đành mua vé cho cô và bạn bè vào ngày 26/2. Từ hôm 18/2, tác phẩm được chú ý nhờ các bài đánh giá trên mạng xã hội, nhờ đó nhu cầu xem phim tăng mạnh.

Một khán giả không chọn được suất như mong muốn dịp cuối tuần, đành mua vé cho cô và bạn bè vào ngày 26/2. Hôm 18/2, tác phẩm được chú ý nhờ các bài đánh giá trên mạng xã hội, nhờ đó nhu cầu xem phim tăng.

Rạp bố trí màn hình bên ngoài để chiếu trailer phim. Theo ông Nguyễn Khánh Dương - nhà sáng lập Box Office Vietnam, đơn vị quan sát phòng vé độc lập, từ thời điểm phim bùng nổ, tỷ lệ lấp đầy suất chiếu chạm mức 99%.

Rạp bố trí màn hình bên ngoài để chiếu trailer phim. Theo ông Nguyễn Khánh Dương – nhà sáng lập Box Office Vietnam, đơn vị quan sát phòng vé độc lập, từ lúc phim gây chú ý đến nay, tỷ lệ lấp đầy suất chiếu chạm mức 99%.

So với các cụm rạp khác ở trung tâm TP HCM, rạp Beta có phòng chiếu nhỏ hơn, quy mô khoảng 50, 60 ghế ngồi.

So với các cụm rạp khác ở trung tâm TP HCM, rạp Beta có phòng chiếu nhỏ hơn, quy mô chỉ khoảng 50-60 ghế ngồi mỗi phòng. Ngoài địa điểm tại Trần Quang Khải, cụm rạp này còn chiếu “Đào, phở và piano” tại quận Gò Vấp với ba suất tối 22/2.

Khán giả bật cười trong nhiều phân cảnh hài hước đầu phim, như cảnh một người lính nói móc đồng đội súng làm gì còn đạn mà bắn. Đào, phở và piano do Phi Tiến Sơn đạo diễn, viết kịch bản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt hàng. Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến 60 ngày đêm tại Hà Nội vào cuối năm 1946, đầu năm 1947. Phim gây có bối cảnh hoành tráng song mắc hạn chế về kỹ xảo ở những cảnh bom nổ, lời thoại diễn viên mang cảm giác kịch, diễn xuất của nữ chính còn yếu so với các gương mặt nhiều kinh nghiệm.

Khán giả cười khi xem phân cảnh hài hước đầu phim. Trên nền không khí chiến tranh thời kháng Pháp, “Đào, phở và piano” còn có một số cảnh hài hước thể hiện thông điệp về tinh thần lạc quan, lãng mạn cách mạng.

Khán giả TP HCM khóc, cười khi xem Đào, phở và piano - 7

Hai khán giả khóc trước tình tiết xúc động, chẳng hạn cảnh chú bé đánh giày mặc niệm trước những người lính ngã xuống vì Tổ quốc.
Tuấn Phạm, khán giả 22 tuổi ở TP HCM, đánh giá phim gợi không khí hào hùng, tinh thần yêu nước, tuy nhiên, về tổng thể, tác phẩm còn lộ điểm yếu ở nhiều mặt từ kỹ xảo, bối cảnh, âm thanh đến cách dựng phim. Lời thoại của nhân vật thiếu tự nhiên, tạo cảm giác gồng khi nêu triết lý về sự sống, cái chết thời chiến.
Tác phẩm lấy bối cảnh cuộc chiến 60 ngày đêm tại Hà Nội vào cuối năm 1946, đầu năm 1947, khắc họa một thời bom đạn gian khổ, thiếu thốn, khi con người luôn đối diện cái chết nhưng lạc quan, yêu đời.

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM