Trang chủ » Giải trí » Hậu trường
2 Tháng Sáu, 2023 7:06 chiều

Con dâu chưa buông đũa, mẹ chồng đã nhắc rửa bát: Quá ấm ức, cô hành động khiến mẹ chồng “xanh mặt”

Giữa giờ cơm, mẹ chồng hối con dâu ăn nhanh rồi bê mâm đi rửa trong khi cô đang bầu bì mệt mỏi. Hành xử của người chồng càng khiến cô vợ “tức nước vỡ bờ”. 

Chuyện làm dâu vốn muôn hình vạn trạng, có người may mắn gặp được gia đình chồng tử tế, thương con dâu thì may mắn, có người gặp nhà chồng soi mói, gây khó dễ thì quả là ám ảnh.

Gần đây, mình đọc được tâm sự của một cô vợ đang mang bầu và bị mẹ chồng đối đãi rất tệ nên chia sẻ lại để mọi người cùng bàn luận nha.

Cô vợ cho biết, lúc yêu nhau vì tin vào những lời hứa hẹn của chồng nên mới đồng ý kết hôn. “Tôi vẫn còn nhớ như in lời chồng nói với tôi ngày hai đứa yêu nhau. Nào là anh hứa sẽ mang lại hạnh phúc cho tôi, không bắt tôi phải làm việc gì, chỉ việc ăn chơi hưởng thụ vì tôi là báu vật của anh. Nào là, sau cưới hai đứa sẽ dọn ra ở riêng cho thoải mái, khỏi phải bận lòng chuyện làm dâu. 

Nghe anh nói vậy tôi cũng an lòng. Đến bây giờ thì tôi đã nhận ra, đàn bà nhẹ dạ cả tin là vậy. Tôi tin anh từ khi yêu cho đến lúc cưới nhưng sau gần hai năm hôn nhân tôi mới nhận ra, cuộc sống không màu hồng như tôi tưởng, lời hứa vẫn mãi chỉ là lời hứa”, cô vợ tâm sự.

hình ảnh

Nếu như ngày xưa giỏi hứa hẹn với vợ, giờ người chồng mà nghe vợ nhắc lại là quắc mắt cho rằng cô quá tính toán, không chịu làm dâu. Trong khi đó, mẹ chồng lại xét nét khó tính, ít khi nào hài lòng về con dâu.

“Việc không theo ý bà thì bà lập tức phản đối. Tôi đi làm, ăn mặc đẹp một tí mẹ anh cũng dị nghị cho rằng con dâu ăn chơi trong khi chồng nai lưng đi làm. Mà anh làm thì được mấy, đồng lương anh đưa cho tôi chẳng bằng nửa số lương tôi kiếm được hàng tháng. 

Ở chung nhưng bố mẹ chồng không phải chi bất cứ khoản gì, mọi việc tôi lo liệu. Từ tiền điện nước, tiền ăn hàng tháng đến tiền gói chè, bao gạo. Bố mẹ chồng ốm đau tôi cũng lo liệu đàng hoàng chưa từng phàn nàn chuyện tiền bạc. Riêng việc mẹ yêu cầu tôi đưa tiền lương của chồng tôi cho bà giữ thì tôi không chịu. Vì chuyện đó mà gia đình mâu thuẫn, mẹ chồng đã không ưa con dâu nay lại càng thêm bất hòa”, nàng dâu trẻ kể lại.

Mỗi ngày, sau khi tan làm, con dâu phải lật đật chạy ra chợ để mua đồ về nấu cho cả nhà.

“Có hôm mẹ chồng còn gọi điện nói tôi phải đi chợ mua đồ theo sở thích của bố chồng vì hôm nay “bố mày bỗng nhiên thèm món đó”. Tôi cũng đồng ý và làm theo yêu cầu nhưng mẹ chồng ở nhà thì lại chẳng chịu tranh thủ đi chợ giúp con dâu. 

Vừa về nhà, vội thay bộ quần áo tôi lại lao vào bếp nấu nướng tinh tươm, mẹ chồng không hề đỡ đần. Có hôm nấu cơm xong quá mệt, tôi chẳng thiết ăn nên lên giường nằm nghỉ thì bị mẹ chồng nói khó chịu. 

Ngày qua ngày, cuộc sống như vậy tiếp diễn nhưng lại không hề được bố mẹ chồng ghi nhận công sức, vẫn liên tục tỏ thái độ khó chịu khiến tôi thực sự không hài lòng. Có vài lần tôi đem chuyện nói với chồng thì anh bảo tôi lắm chuyện, chỉ biết bản thân mình. Anh yêu cầu tôi phải có hiếu với bố mẹ anh, coi ông bà như bố mẹ đẻ của mình. Nhưng anh lại không hiểu, bố mẹ chồng đâu có coi tôi như con gái.

Dần dần tôi trở thành người cô lập, không có nhu cầu chia sẻ, nói chuyện với bất cứ ai”.

Vài tháng trước, cô cấn bầu nên sức khỏe trồi sụt vì ốm nghén. Mang tiếng ở chung nhà nhưng cô không được ai hỏi han câu nào. Thậm chí có ngày dù quá mệt nhưng cô vẫn phải ráng ngồi dậy để chuẩn bị bữa ăn cho cả nhà. Chồng biết chuyện, chẳng những không thông cảm, đỡ đần vợ mà còn cho là cô vờ bệnh.

“Hôm rồi, vì bầu đã to, đứng lên cũng khó, tôi ngồi ăn hơi lâu. Ăn xong thì mệt không muốn rửa bát, tôi có khéo léo nhờ chồng rửa giúp để mình đi nghỉ. Vậy mà mẹ chồng lại nói tôi ỷ lại, sai khiến con bà. Chưa kịp buông đũa, mẹ chồng tôi lao vào bảo: “Ăn thì ăn nhanh lên, ngồi ê a đến bao giờ. Xong rồi thì đứng dậy, bê bát đi rửa đi”. Chồng tôi cũng hùa theo mẹ khiến tôi tức giận.

Tôi bê bát đứng dậy rồi quăng cả mâm xuống sàn, mặt nóng bừng bừng: “Tôi thực sự không chịu nổi nữa rồi. Nếu anh cảm thấy sĩ diện của anh hơn vợ con anh thì anh cứ ở nhà anh mà ôm cái sĩ diện hão ấy. Anh cứ ở đây mà sống với bố mẹ anh đi, còn tôi sẽ về nhà bố mẹ đẻ cho đến khi nào tôi sinh con thì thôi. Nếu lúc đó cảm thấy vẫn không thể hòa hợp thì tốt hơn hết là ly hôn, tùy anh chọn lựa”. 

Nói rồi, tôi lên nhà thu xếp đồ đạc, gọi xe về nhà ngoại. Tôi nghĩ kĩ rồi, ai cũng chỉ có một lần để sống, tại sao phải chọn cách sống mòn sống mỏi, sống tủi hổ như vậy với người đàn ông chẳng biết thương mình. Nếu phải ly hôn, tôi cũng sẽ sẵn sàng”, người vợ trẻ trải lòng.

hình ảnh

(Ảnh minh họa trái: 2sao / Ảnh minh họa phải: k sina)

Câu chuyện của người vợ trẻ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng mạng. Nhiều bình luận bày tỏ sự đồng cảm với tình cảnh oái oăm mà cô gái này đang đối diện. Việc nhẫn nhịn khi về làm dâu là chuyện cần thiết, đôi khi một điều nhịn chín điều lành. Tuy nhiên, nếu cứ mãi nghe lời và để mặc ai muốn đối đãi ra sao thì rất dễ mất tiếng nói, thậm chí mọi người xem mình chẳng khác nào giúp việc.

Hành động hất mâm cơm của cô con dâu được xem như “tức nước vỡ bờ” sau bao nhẫn nhịn suốt thời gian qua. Mình nghĩ, cô có thể bàn bạc với chồng về chuyện ra ở riêng. Nếu không được, có thể tính đến chuyện ly hôn bởi dù sao không cần tốt với người xem mình không ra gì.

“Sai lầm lớn nhất của người vợ là lấy phải người chồng không biết đúng sai! Chị đã cô đơn trong chính ngôi nhà ấy”

“Mình hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của bạn. Mình cũng phải chịu đựng trong 1 khoảng thời gian không ngắn 9 năm liền, tới khi không chịu nổi, mình đã yêu cầu chồng lựa chọn: ở riêng hoặc chia tay. Anh ấy đã chọn cách ở riêng. Quan hệ của mình với mẹ chồng vẫn căng thẳng nhưng mình cảm thấy thoải mái hơn nhiều vì không phải đối mặt hàng ngày với những yêu cầu, bắt bẻ của bà”

Nếu ở lại thì chị cũng phải ngồi nói chuyện lại với chồng, nhưng em nghĩ chị nói cũng không lại được đâu. Tốt nhất ở như vậy chẳng thà ra riêng, ở chung làm gì cho khổ”

“Ngày trước mình cũng hay 1 mình rửa bát như thế, nên mình nói thẳng với chồng nếu anh và cả gia đình của anh không thể hỗ trợ, không thể giúp đỡ thì tôi cũng không rảnh để hầu hạ mãi. Có tiền thì thuê giúp việc, không thì phần của ai, người nấy dọn. Bởi mình cũng đi làm, cũng kiếm tiền như ai chứ không phải mình ở không, sống chờ viện trợ của họ nên phải nai lưng phục vụ”…

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM