Trang chủ » Giải trí » Cộng đồng mạng
14 Tháng Chín, 2021 8:25 chiều

Lão nông tham lam nhặt được bảo vật quý hiếm, mặc lời can ngăn vẫn bán đi với giá 13 triệu NDT: 3 năm sau ‘quả báo’ tìm đến

Chỉ vì ham tiền, người này đã phải trả giá đắt cho sai lầm của mình.

Báu vật dưới sông

Trong lịch sử Trung Quốc có một nhân vật tên là Trương Hiến Trung. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở tỉnh Thiểm Tây vào năm 1606. Do nhà nghèo, ông theo cha đi khắp nơi để mưu sinh từ khi còn nhỏ. Khi trưởng thành, nhận thấy triều đình nhà Minh đã đến lúc suy yếu, cuộc sống của nhân dân đói khổ, Trương Hiến Trung đã đứng lên thành lập một đội quân khởi nghĩa.

Dựa vào tài trí của bản thân, ông đã phá hủy Hoàng lăng, từ đó nổi danh và giành được thắng lợi tại Tương Dương và Vũ Xương. Sau khi tiến vào Tứ Xuyên, lực lượng của ông từng bước bành trướng, thu được tiền bạc khắp nơi, liên tục chiêu mộ binh mã. Nhưng cùng lúc đó quân Thanh cũng dần tiến vào khu vực này.

Trương Hiến Trung không may hy sinh trong một trận chiến với quân đội nhà Thanh, nhưng ông đã để lại một bảo vật vô cùng quý giá, tương truyền rằng tất cả đều ném xuống sông xuống biển.

Cho đến năm 2005, Tứ Xuyên đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các công trình tại đây “mọc nhanh như nấm”. Tại một địa điểm đang thi công, công nhân đã vớt được một lượng bạc lớn từ sông, sau đó tin tức truyền đi, mọi người đổ xô đến tìm vàng bạc và cổ vật.

Hình minh họa

Trong đoàn người đến đây có một người nông dân họ Tống. Ông may mắn vớt được một mảnh ấn nhỏ. Ngay từ đầu ông đã có linh cảm vật này rất kỳ lạ vì nó có khắc chữ “Đại nguyên soái Vĩnh Xương” và được làm bằng vàng.

Vì vậy, ông đã mang chiếc ấn đến đi thẩm định. Các chuyên gia biết giá trị của món đồ này rất quý và nghi ngờ về nguồn gốc xuất xứ nên can ngăn ông giao nộp, nhưng ông do dự và quyết định mang về nhà.

Quả báo sau 3 năm
Ông đã được cảnh báo rằng đây là di tích văn hóa cấp quốc gia, không được bán, nếu không sẽ bị coi là “mua bán di tích văn hóa”, là tội nặng.

Lúc đầu nghe tin như vậy, người nông dân hơi lo lắng, nhưng vào một ngày nọ, khi có người hỏi mua với giá 13 triệu NDT, một con số không hề nhỏ, ông liền quên đi lời cảnh báo ngày nào và bán ngay.

Tưởng chừng sau khi bán đi thì không ai biết, nhưng chẳng ngờ 3 năm sau tai họa liền ập đến. Hành vi của lão nông bị cơ quan chức năng phát hiện, những trong đường dây mua bán với ông cũng bị “tóm gọn”.

Khi đó, không chỉ các cổ vật phải giao nộp, số tiền hàng chục triệu NDT cũng bị tịch thu. Không dừng lại ở đó, những người mua bán đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi buôn bán bảo vật quốc gia của mình.

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM