Trang chủ » Đời sống
8 Tháng Mười Hai, 2020 7:48 chiều

Đề xuất bỏ Tết ta, chỉ nên ăn Tết Tây, GS. Võ Tòng Xuân khẳng định: ‘Thích cổ truyền thì cứ nghèo mãi’

Sau hơn 14 năm đề xuất việc bỏ Tết cổ truyền, đến thời điểm hiện tại, vị Giáo sư vẫn giữ nguyên quan điểm nên bỏ Tết Ta để tránh tình trạng người dân trì trệ, không hứng thú làm việc.

Cứ đến thời điểm cuối năm chuẩn bị bước sang năm mới, câu chuyện có nên bỏ tết ta và gộp chung “Tết Tây” lại được tranh cãi. Nói nôm nay, “Tết Ta” là đón năm mới theo âm lịch và trở thành văn hóa truyền thống của người dân VN , còn “Tết Tây” là đón năm mới ngay ngày 1/1 như các nước phương Tây và nhiều nước phương Đông.

Trong một buổi phát biểu năm 2006, GS Võ Tòng Xuân chia sẻ: ‘Ở Việt Nam ta, đã ăn tết Tây, ngày 31/12/2019 vừa rồi, tôi thấy nhiều nơi đốt pháo hoa, đếm ngược, làm lễ tất niên đón năm mới tưng bừng, như thế là ăn tết Tây rất lớn rồi. Rồi tới tết ta, mọi tục lệ lại tiếp tục, như thế rất tốn kém.

Sau 14 năm trình bày quan điểm nên bỏ Tết Ta, giáo sư Võ Tòng Xuân vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Cách đây vài tháng, giáo sư có cho rằng: “Ở VN ta, đã ăn tết Tây, ngày 31/12/2019 vừa rồi, tôi thấy nhiều nơi đốт p.h.áo hoa, đếm ngược, làm lễ tất niên đón năm mới tưng bừng, như thế là ăn tết Tây rất lớn rồi. Rồi tới tết ta, mọi t.ục lệ lại tiếp t.ục, như thế rất tốn kém.

GS Võ Tòng Xuân.

Tết ta tính ra đúng là từ ngày 30 tết tới hết ngày mùng 3, nhưng cứ để ý thì người dân Việt Nam đã ăn tết ta từ sau rằm tháng chạp (15/12). Công việc trì trệ, người dân uể oải, đường sá kẹt cứng… Đi đâu, có việc gì người ta cũng nói ‘thôi lo ăn tết đã’. Và người ta ăn tết ít nhất sau rằm tháng giêng.

Tôi ủng hộ chủ trương là, mình ăn tết Tây, nhưng đến tết ta không phải mình bỏ hẳn đi, mình vẫn kỷ niệm nhưng chỉ khoảng 3 ngày thôi. Thích cổ truyền, rồi tâm linh, thì mình vẫn nghèo hoài. Mình càng giữ cổ truyền thì mình càng giữ cái nghèo. Càng nghèo lại càng thích ăn nhậu.’

Tất Âm lịch là dịp để con cháu tề tựu bên cha mẹ, ông bà.

Theo quan điểm cá nhân, GS Tòng Xuân cho rằng việc quan tâm và bày tỏ lòng hiếu kính với cha mẹ có thể ở bất kỳ thời điểm nào, không nhất thiết cứ phải chờ đến Tết cổ truyền.

Trên mạng, một cuộc tranh luận nổ ra sau khi nghe đến chia sẻ của GS Tòng Xuân.

Tranh cãi về phát ngôn của GS Tòng Xuân.

GS. Võ Tòng Xuân (SN 1940 tại An Giang) là một trong những nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng lúa. Ông hiện là hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ.

Là người con miền Tây chân chất, thật thà, phóng khoáng, GS. Võ Tòng Sơn rất thẳng thắn và táo tợn trong việc bày tỏ quan điểm của bản thân. Ông không ngại đứng lên để bảo vệ lợi ích của người dân đồng bằng Sông Cửu Long.

Ông từng được Nhà nước công nhận là  anh hùng Lao động khi dành rất nhiều tâm huyết với nhiều nghiên cứu chuyên sâu về nông nghiệp, giúp đỡ bà con nông dân phát triển kinh tế.

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM