Trang chủ » Đời sống
29 Tháng Sáu, 2023 4:24 chiều

Tài xế bị tố nhặt điện thoại của nam sinh rồi đòi chuộc 3-4tr mà không được: Quăng mạnh gây hỏng nặng

Một nam sinh đang học năm cuối đại học cho biết, tài xế xe ôm nhặt được điện thoại của cậu nhưng đòi tiền chuộc cao và đôi bên xảy ra mâu thuẫn. 

Đó là câu chuyện hy hữu và đang thu hút nhiều cư dân mạng bàn luận mà mình vừa đọc được trên VietNamNet. Nhặt được của rơi phải tìm cách để trả lại, đó là đạo đức làm người cơ bản và được dạy từ trên ghế nhà trường. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể chế ngự được lòng tham của mình trước tài sản của người khác.

Cụ thể, theo thông tin mình đọc từ VietNamNet, nam sinh tên L.G.H. (sinh năm 2002, quận 5, TP.HCM) đã có xô xát với một tài xế xe ôm công nghệ. Nguyên nhân được cho là tài xế này nhặt được điện thoại có giá trị cao của nam sinh và đòi tiền chuộc. Vì không thống nhất được số tiền nên hai bên đã mâu thuẫn, dẫn đến xô xát.

hình ảnh

(Ảnh: VietNamNet)

Chia sẻ trên VietNamNet, nam sinh H. cho biết vụ việc xảy ra vào chiều 24/6 tại ngã tư đường Tôn Thất Đạm – Võ Văn Kiệt (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM).

Trước đó, vào sáng cùng ngày, H. chở bạn đến nơi làm việc và chẳng may đánh rơi điện thoại có giá trị khá cao. Khi phát hiện, nam sinh đã lấy Ipad vô hiệu hóa điện thoại từ xa. Sau đó, H. dò tìm vị trí điện thoại và gửi tin nhắn sẵn sàng chuộc lại.

“Tôi nhắn tin và để lại số điện thoại của người bạn với mục đích ai nhặt được sẽ liên lạc với mình. Khoảng 50 phút sau, tôi nhận được cuộc gọi từ chính số điện thoại của tôi.

Điều này cho thấy, người nhặt được đã rút sim trong điện thoại của tôi để gọi vào số tôi cung cấp trong tin nhắn. Trong cuộc gọi, người này hỏi thẳng là tôi sẽ chuộc lại điện thoại với bao nhiêu tiền.

Khi tôi nói sẽ chuộc lại với số tiền là vài triệu đồng thì người này hỏi lại: “Vài triệu là bao nhiêu triệu, là 9 hay 10 triệu đồng”. Lúc này, tôi có ý định chuộc lại với số tiền khoảng 6 triệu đồng nhưng trong túi chỉ còn hơn 2 triệu đồng”, H. kể lại.

hình ảnh

Điện thoại của nam sinh bị hư hỏng nặng. (Ảnh: VietNamNet)

Sau đó, nam sinh đã đến gặp người nhặt được điện thoại của mình với hy vọng sẽ thương lượng tiền chuộc là 2 triệu đồng. Tuy nhiên, dù cho nam sinh này giải thích ra sao, người đàn ông nhặt được điện thoại không đồng ý và yêu cầu H. phải đưa đủ 3-4 triệu mới trả lại điện thoại.

Vì không thống nhất được số tiền, người đàn ông lên xe máy định rời đi. Thấy vậy, nam sinh chồm đến định rút chìa khóa xe, giữ người nhặt điện thoại của mình lại. Sau đó, 2 người cự cãi lớn tiếng.

Người đàn ông đã lấy điện thoại nhặt được rồi đập vỡ trước sự chứng kiến của H. Vì điều này, nam sinh đã không giữ được bình tĩnh nên hai bên xảy ra xô xát. Người dân đi đường đến can ngăn và tài xế xe ôm công nghệ rời khỏi hiện trường.

G.H đã cầm điện thoại bị đập vỡ đến cơ quan chức năng trình báo. Sau đó, nam sinh đem điện thoại đi sửa. “Năm nay là năm cuối đại học nên tôi cần phải sửa chiếc điện thoại để chuẩn bị làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp. Bởi, tôi có lưu trữ một số tài liệu quan trọng trên chiếc điện thoại này.

Tôi phải chi trả 6 triệu đồng cho phí sửa chiếc điện thoại. Còn là sinh viên, chưa có việc làm nên số tiền trên đối với tôi là rất lớn”, nam sinh chia sẻ trên VietNamNet.

hình ảnh

Chi phí sửa điện thoại lên đến 6 triệu đồng. (Ảnh: VietNamNet)

Vì nhận được nhiều cuộc gọi, tin nhắn từ người lạ mặt sau khi vụ việc được chia sẻ lên mạng xã hội, H. cho biết sẽ nhờ cơ quan chức năng can thiệp. “Để tự bảo vệ mình, chiều nay, tôi sẽ đến cơ quan chức năng trình báo. Lần này, tôi sẽ cung cấp một số thông tin về người đã nhặt được và đập vỡ chiếc điện thoại cũng như cuộc gọi, tin nhắn thách thức, đe dọa tôi”, nam sinh cho biết.

hình ảnh

Câu chuyện đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhiều cư dân mạng. Tuy chỉ nghe chia sẻ từ một phía và chưa rõ thái độ, hành động của nam sinh này liệu có gì chưa phải hay không nhưng việc tài xế xe ôm ra giá để chuộc điện thoại rồi đập vỡ tài sản khi không nhận đủ số tiền là không thể chấp nhận. Thậm chí, có thể đây là hành động vi phạm pháp luật vì phá hủy tài sản của người khác.

Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp là lao công, chị nhặt ve chai, bán vé số, tài xế… nhặt được của rơi đã thật thà tìm chủ của món đồ để trả lại và hoàn toàn không cần tiền chuộc. Họ ý thức được việc không nên tham lam trước tài sản của người khác.

Tuy vậy, cũng có vài trường hợp hy hữu đáng tiếc như người đàn ông trong câu chuyện trên. Rõ ràng, xã hội có người này người khác và không phải ai cũng chế ngự được lòng tham của mình.

“3-4 triệu tiền chuộc ấy không khiến anh giàu được nhưng 3-4 triệu ấy sẽ khiến anh bị người đời cười chê”

“Chưa biết thái độ nam sinh thế nào nhưng tôi coi thường người nhặt, vì tiền mà mất danh dự” 

“Nhặt được tài sản không phải của mình thì nên trả lại, việc người ta cho bao nhiêu là tùy tâm”

“Nhiều người còn bỏ tiền, bỏ công sức giúp người khác mà. Còn người đàn ông trong trường hợp này có tính cách như vậy thì đời sẽ không bao giờ khá lên được vì hành vi thể hiện tính cách, tính cách quyết định số phận”…

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM