Trang chủ » Đời sống » Xã hội
18 Tháng Hai, 2021 11:19 sáng

Ngân hàng chuyển nhầm 11,5 nghìn tỉ đồng, người nhận không cần trả lại

Là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới, ngân hàng C. vẫn mắc sai lầm tối kỵ khi chuyển nhầm tiền cho… chủ nợ của khách hàng.

Với sai lầm “lớn nhất nhất lịch sử” ngành ngân hàng, ngân hàng C. khiến phố Wall (khu tài chính trọng điểm của New York, Mỹ) phải lao đao suốt nhiều tháng.

NEW YORK, NY – FEBRUARY 14: The Citibank building, which was previously scheduled to house new Amazon employees, stands in the Long Island City neighborhood , February 14, 2019 in the Queens borough of New York City. Amazon said on Thursday that they are cancelling plans to build a corporate headquarters in Long Island City, Queens after coming under harsh opposition from some local lawmakers and residents. (Photo by Drew Angerer/Getty Images)

Mối quan hệ “tay ba” rắc rối

Theo tờ CNN đưa tin, ngân hàng C. được công ty R. ủy quyền thanh toán phần tiền lãi trị giá 8 triệu USD cho các chủ nợ. Song, C. lại mắc sai lầm “ngớ ngẩn” nhất lịch sử khi… chuyển số tiền cao hơn gấp 100 lần – 900 triệu USD (tương đương 20,7 nghìn tỉ đồng). Trong số đó, 500 triệu USD (11,5 nghìn tỉ đồng) là khoản chuyển nhầm cho 10 công ty cho vay khác nhau. Sự việc ngay lập tức khiến các ông lớn tài chính phố Wall và dân tình quốc tế chấn động.

Vụ kiện kéo dài từ 2020 đến nay

Sau khi sự cố xuất hiện, ngân hàng C. đã yêu cầu 10 chủ nợ trả lại số tiền chuyển sai. Tuy nhiên trớ trêu thay, theo luật ở bang New York (Mỹ), nếu người thụ hưởng có quyền nhận tiền và không biết rằng đây là khoản chuyển nhầm, họ không cần phải trả lại cho người gửi. Cũng vì thế, 10 công ty cho vay có cơ sở và lý lẽ để không gửi trả 11,5 nghìn tỉ đồng cho ngân hàng C.

Ngân hàng nhất quyết đòi lại 500 triệu USD (11,5 nghìn tỉ đồng). (Ảnh minh họa: Thời Báo Tài Chính)

Vào ngày 16/2, thẩm phán Jesse M. Furman của Tòa án Hoa Kỳ ở Manhattan đã tuyên bố 10 chủ nợ không cần trả lại số tiền này cho ngân hàng C.: “Tôi tin rằng C. – một trong những tổ chức tài chính phức tạp và tinh vi nhất thế giới – sẽ không dễ dàng phạm phải sai lầm chưa từng xảy ra trước đây. Số tiền đó lên đến hơn 1 tỉ USD (23 nghìn tỉ đồng), điều này là phi lý”.

Bên chủ nợ quyết không trả lại khoản tiền cho ngân hàng C. (Ảnh minh họa: BSC)

Phía ngân hàng C. không đồng ý với phán quyết này và có ý định kháng cáo trong thời gian tới. Trong khi đó, theo chia sẻ của luật sư Robert Loigman bên chủ nợ, nhóm cho vay này đang “rất hài lòng với quyết định chu đáo và chi tiết của thẩm phán Furman”.

Sớm biết ngân hàng C. sẽ kháng cáo, thẩm phán Furman đã ban hành lệnh cấm sử dụng tiền tạm thời của 10 công ty cho vay. Sự việc hiện tại vẫn tiếp tục được báo chí quốc tế theo dõi.

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM