Trang chủ » Đời sống
12 Tháng Một, 2024 11:56 sáng

Lau vết sinh mổ cho con gái, mẹ không thể nén dòng lệ xót xa: Đẻ 1 đứa thôi nha

Sinh con mới biết lòng mẹ cha, kể cả khi một phụ nữ đã làm mẹ thì trong mắt người lớn, cô vẫn là cô con gái bé bỏng của gia đình

Chỉ khi sinh nở, người phụ nữ mới biết những người xung quanh đối đãi với mình như thế nào. Người mẹ sau sinh yếu như cua lột, mọi sự đều phải nhờ vả người bên cạnh. Chồng có biết xót vợ, mẹ chồng có thương con dâu… Có trời mới biết những điều ly kỳ sẽ xảy ra khi sản phụ bước qua cánh cửa phòng sinh.

hình ảnh

Ảnh QQ

Một thai phụ đang ở cữ đã chia sẻ đoạn clip về người mẹ của chị lên chăm sóc con. Chị Hứa cho biết bình thường mẹ rất kiệm lời, ít khi bày tỏ tình cảm. Gia đình chị có đến 15 anh chị em, trong đó 6 người đã qua đời khi con nhỏ. Con cái nheo nhóc nên cha mẹ chị phải ra ngoài làm cả ngày lẫn đêm, đứa lớn trông đứa nhỏ, cứ vậy hột gà hột vịt lớn lên. Đến khi con cải phương trưởng, lập gia đình thì cha mẹ chị mới nhàn nhã hơn một chút.

hình ảnh

Ảnh QQ

Vốn dĩ chị không định nhờ mẹ chăm khi ở cữ vì nhà chồng xa, mẹ chồng cũng có kinh nghiệm chăm con gái ở cữ. Tuy nhiên, khi chị Hứa mang bầu sắp sinh thì mẹ chồng đột quỵ. Vợ chồng chị đành cầu cứu mẹ. Mẹ chị đương nhiên sẵn lòng chăm sóc con gái. Chị vừa sinh con cách đây 2 tuần.

Những ngày đầu sau sinh, chị Hứa vừa đau vết sinh mổ vừa khó ở nên đôi khi có những lúc cũng trách mẹ cổ lỗ. Trời này mà bắt mang vớ nhét bông vào lỗ tai. Rồi nhất quyết bữa cơm nào cũng phải có chén muối tiêu. Nhưng mẹ vẫn kiên nhẫn dỗ dành con gái. Mấy ngày đầu thì có nữ hộ sinh đến thăm khám vết mổ, sau đó vết thương đã lành và sản phụ được nhắc nhở là nghỉ ngơi và không nên cử động mạnh. Mẹ chị Hứa cũng đảm nhận việc bôi dầu cho con, bôi kem vào vết sẹo mổ…

hình ảnh

Ảnh QQ

Hôm đó là 15 ngày sau sinh, mẹ chị Hứa bôi thuốc lên vết sẹo, nhìn vết thương trên bụng, mẹ chị không khỏi lẩm bẩm: “Đau không con, nhìn khó chịu quá. Đẻ 1 đứa thôi”, và rồi nước mắt tuôn rơi.

Sản phụ cho biết mẹ chị đã trải qua 15 lần sinh nở và đều là sinh thường. Nhưng với con gái, mẹ lần đầu tiên thấy dấu sinh mổ, cảm thấy lúc đó con gái mình rất đau. Vì điều này nên mẹ chị Hứa rất đau khổ nên đã không kìm được nước mắt. Sau khi sinh con, sản phụ thực sự cảm thấy làm mẹ không hề dễ dàng chút nào. Chị bất giác thấy thương và thông cảm cho mẹ nhiều hơn. Không còn thầm trách sao lúc nhỏ mẹ chẳng bao giờ đi làm về sớm dỗ con ngủ, chẳng ôm ấp hay mua cho con tấm bánh tấm quà.

Là mẹ của đứa trẻ mới sinh, chị cũng là con gái của mẹ mình.

hình ảnh

Ảnh QQ

Đây tưởng chừng như một cảnh quay rất đơn giản trong một gia đình nhưng lại gây được nhiều bàn tán sôi nổi, nhiều mẹ đã để lại lời nhắn, kể lại những điều khó quên xảy ra trong quá trình sinh con:

“Sau khi sinh mổ, tôi bị chảy m.áu nhiều. Lúc  nửa tỉnh nửa mê thì thấy mẹ đang khóc bên cạnh, đó cũng là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi thấy mẹ khóc. Ngày thường mẹ mạnh mẽ lắm”

“Giống tôi quá, nhìn con gái đau khổ khi sinh nở mà lòng đầy xót xa, tôi cũng không muốn con gái mình sinh thêm đứa thứ hai, và không muốn phải chịu thêm một đớn đau nào nữa”

“Chả bù cho mẹ mình. Cũng là mẹ ruột, khi sinh em bé mà mẹ ruột đến muộn, chẳng có cảm giác xót xa gì cho con gái cả. Còn mẹ chồng thì khóc tu tu đầu đến cuối buổi”

“Mẹ mình thì có tính hay lo, mình đi sinh cũng lo có mẹ ở bên, chỉ cần chịu thiệt thòi một chút là mẹ sẽ cảm thấy rất xót xa. Vì vậy, mẹ chồng đã ở bên cạnh trong lúc sinh nở, nhưng mẹ chồng luôn ở bên lo lắng, nắm tay con dâu và dùng cách này để truyền sức mạnh thể hiện sự chăm sóc của mình. Chúng con biết ơn hai mẹ rất nhiều”

Phòng sinh là nơi chúng ta có thể nhìn thấy rõ bản chất của con người. Có người quan tâm đến mẹ, một số thì thờ ơ, thậm chí nói chuyện mỉa mai khiến mẹ tủi thân. Chẳng hạn, một số cư dân mạng chia sẻ câu chuyện của người chồng chơi game trong phòng sinh, thái độ thờ ơ của ông bố thực sự khiến trái tim người mẹ bị tổn thương. Cũng có cư dân mạng nói rằng họ rất sợ hãi khi sinh con, nhưng bà mẹ chồng lại chế giễu và nói: “Ai cũng đẻ chứ có mình cô chắc”

hình ảnh

Bà nội mừng rỡ khi đón cháu trai (Ảnh QQ)

Sản khoa là nơi bắt đầu sự sống, cũng là nơi có thể nhìn thấy sự ấm lạnh của tình cảm con người trong một giây phút. Có một bộ phim tài liệu thực tế do Khoa Phụ sản Bệnh viện Trung Nam thuộc Đại học Vũ Hán thực hiện. Sử dụng ống kính để ghi lại những câu chuyện có thật của hơn 40 gia đình và những bà mẹ nhân văn chân thực nhất.

Trải nghiệm sinh nở của một sản phụ bị biến chứng có lẽ là đoạn phim ấn tượng nhất. Vì phôi thai tình cờ phát triển trên vết mổ của ca sinh trước đó, nhau thai đã đi qua đáy tử cung và đến các cơ quan lân cận như bàng quang, rất nguy hiểm. Dù vậy sản phụ đã vào viện sinh con, còn chồng bận đi công tác nước ngoài. Sau khi sinh, chị bị chảy m.áu rất nhiều, để cầm m.áu, bác sĩ liên tục dùng gạc cắm vào lỗ thông cho đến khi gạc lấp đầy toàn bộ khoang bụng. Khi mổ lấy thai, lượng má.u mất của cô tương đương với 4 lần thay máu toàn bộ cơ thể.

Đối với sản phụ, lần này thực sự là một cuộc viếng thăm cổng địa ngục. Vậy, khi chị liều mình sinh con, thái độ của bố ruột và mẹ chồng chị có khác gì nhau?

Khi y tá bước ra với đứa bé, bà nội của đứa trẻ ngay lập tức chạy đến nhìn đứa bé, khi y tá nói rằng đó là một đứa con trai, khuôn mặt của bà nội ngay lập tức nở một nụ cười hạnh phúc.

hình ảnh

Bố sản phụ trầm ngâm khi em bé được đưa ra ngoài, thứ ông quan tâm nhất là đứa con vẫn còn sau cánh cửa phòng sinh (Ảnh QQ)

Tuy nhiên, khi các nhân viên nói điều tương tự với cha của sản phụ, người cha nhìn chằm chằm vào cửa phòng sinh và nghiêm nghị nói: “Tôi không biết, tôi không biết nữa”. Đối với người cha, con gái của ông vẫn còn trong phòng sinh. Về giới tính của đứa bé, ông thực sự không quan tâm.

Cũng trong đoạn phim, sản phụ bà mẹ đang mang song thai, bị ch.ảy máu nhiều và được đưa đến bệnh viện. Người mẹ được đẩy vào phòng mổ, bác sĩ yêu cầu gia đình chuẩn bị phí gần 200 triệu.

200 triệu có thể không đáng kể đối với một số gia đình, nhưng đối với gia đình sản phụ, đó là một số tiền khổng lồ không đâu có được. May mắn thay, người chồng là một người có trách nhiệm, anh đã mượn tiền khắp nơi, thậm chí còn đến hỏi xem anh có b.án thận được không. Cuối cùng, sau bao lần tìm kiếm họ hàng, bạn bè và vay mượn khắp xóm, anh cũng gom đủ chi phí phẫu thuật cho vợ.

hình ảnh

Người chồng dốc lòng cứu vợ gặp biến chứng (Ảnh QQ)

Mỗi gia đình có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khác nhau, tuy nhiên trong phòng sinh, khi các mẹ vượt cạn, vật vã với những cơn đau không thể chịu nổi, điều họ quan tâm không phải là mình sẽ phải chịu đựng bao nhiêu đau khổ mà chỉ là những người xung quanh quan tâm chăm sóc thế nào. Chỉ khi cảm thấy ấm áp và được yêu thương, họ mới đón nhận cuộc sống tương lai với thái độ lạc quan, tích cực.

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM