Trang chủ » Đời sống
18 Tháng Ba, 2021 10:35 sáng

Giật mình với quy tình sản xuất cà ρɦê chồn đắt đỏ bậc nhất thế giới

Không ít người cảm thấy bất ngờ khi biết cà phê chồn thực chất làm từ phân của con chồn. Nghe có vẻ đáng sợ là vậy song đây lại là loại cà phê hảo hạng, được xếp vào hàng thượng phẩm.

Với các tín đồ cà phê, không ai còn xa lạ với cà phê chồn – một trong những loại cà phê cao cấp, có giá thành đắt đỏ bậc nhất thế giới. Tuy nhiên, với những người “ngoại đạo”, không phải ai cũng biết vì sao loại cà phê này lại “đắt giá” tới vậy.

Thực tế, rất nhiều người còn kinh ngạc xen lẫn “rờn rợn” khi biết cà phê chồn được làm từ phân chồn. Điều này càng làm dấy lên thắc mắc, lý do nào khiến chất thải của loài động vật này trở nên có giá trị, thậm chí được cho là “cực phẩm” trong các loại cà phê?

Quy trình làm ra cà phê phân chồn

Ít ai biết rằng, cà phê từ phân chồn xuất hiện lần đầu vào năm 1616 tại Indonesia. Tại đây, chồn hương sau khi ăn quả cà phê vì không tiêu hóa được hết nên đã thải ra toàn bộ. Người dân ở bán đảo Java, Sumatra và Sukawesia đã mang phân chồn về rửa sạch. Sau các bước phơi khô, đem rang rồi xay nhuyễn, thức uống đặc biệt đã được hình thành. Đây cũng là quy trình sản xuất cà phê chồn cho tới ngày nay còn áp dụng.

 

Cà phê chồn thực chất được làm từ phân chồn. Theo đó, chồn hương sau khi ăn quả cà phê, do không tiêu hóa hết sẽ thải ra phân và cà phê nguyên hạt.

Chất thải chứa hạt cà phê sẽ được thu gom toàn bộ.

 

Quy trình các bước giống nhau song cách thức để có cà phê chồn ở các nước vẫn có sự khác biệt. Ở Việt Nam, cà phê chồn hiện được làm bằng phương pháp thủ công. Người ta sẽ cho chồn ăn quả cà phê, đợi khoảng 4 – 5 tiếng để chúng thải ra phân và nguyên hạt. Tiếp đến là công đoạn thu về hạ thổ, đem phơi khô, tách hạt, phân loại rồi rửa sạch, bỏ vỏ.

Hạt cà phê sẽ được mang phơi khô một lần nữa để lược sạch vụn vỏ còn sót. Sau cùng là sẽ thu được hạt cà phê như mong muốn. Trung bình, một con chồn chỉ có thể “sản xuất” 100g cà phê trong một đêm. Như vậy cả mùa vụ, một chú chồn chỉ cho ra được 5 – 6kg.

Mỗi con chồn hương trung bình một đêm có thể “sản xuất” 100g hạt cà phê.
Do sản lượng mỗi năm hạn chế, là hàng khan hiếm nên cà phê chồn có giá không hề rẻ.

Vì sao cà phê chồn đắt đỏ bậc nhất thế giới?

Hiện nay, mỗi cân cà phê chồn loại cao cấp ở Việt Nam có giá từ 3.000USD trở lên (gần 70 triệu đồng). Cả thế giới mỗi năm cũng chỉ sản xuất được khoảng 200kg, trong đó Việt Nam chiếm từ 40 – 50kg.

Sở dĩ, loại cà phê này có giá thành đắt đỏ là bởi được thu gom từ phân chồn tự nhiên. Để cho ra đời sản phẩm thượng hạng, chất lượng hoàn hảo, quy trình sản xuất cũng phải qua nhiều khâu kiểm duyệt khắt khe. Cũng vì có mức giá cao nên tại Việt Nam, cà phê chồn còn giới hạn về số lượng.

Hầu hết, loại cà phê này thường được dùng cho các hội nghị lớn, tầm cỡ quốc gia hay được chọn làm quà biếu các nguyên thủ, đại biểu nước ngoài tới Việt Nam.

Cà phê chồn có hương vị ra sao?

Cà phê chồn có thơm ngon. Theo dân sành cà phê, loại hảo hạng có vị mặn, đắng nhẹ xen lẫn với ngọt và một chút chua, khá độc đáo. Khi thêm đường, cà phê có thể chuyển màu, hương thơm nồng giống như socola nguyên chất.

“Mặt tối” phía sau quá trình sản xuất cà phê chồn

Phía sau những tách cà phê chồn đắt đỏ là “mặt tối” không ai ngờ tới. Vốn dĩ, không phải lúc nào chồn hương cũng ăn quả cà phê. Bản thân loài sinh vật này cũng chỉ sinh sống ở khu vực rừng rậm, ưa hoạt động về đêm. Nếu để thu hoạch phân chồn tự nhiên là một điều vô cùng khó. Vì vậy, để có được số lượng phục vụ hoạt động kinh doanh, người ta thường bắt các con chồn và nhốt trong chuồng riêng biệt.

Chồn sau khi bị bắt nhốt sẽ bị ép ăn theo ý muốn của người nuôi. Chúng phải ăn quả cà phê trong suốt cả ngày, không hề có các món phụ khác. Chính điều này đã khiến sức khỏe và tâm lý của chồn hương vị tác động. Có con đổi tính hung dữ, nếu nhốt chung chuồng sẽ cắn xé nhau không ngừng. Một số con chồn còn bị mất cân bằng dinh dưỡng, thậm chí tử vong vì mất máu, thiếu chất…

Sau một thời gian được thu nạp để phục vụ sản xuất, có những con chồn được trả về tự nhiên. Song, chúng cũng không thể “thọ” lâu vì đã bị “vắt kiệt sức”. Có thể thấy, sau ngành công nghiệp sản xuất thứ cà phê xa xỉ vẫn còn “góc khuất” như vậy tồn tại. Sự thực này cho tới nay vẫn khiến rất nhiều người xót xa.

 

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM