Trang chủ » Đời sống
2 Tháng Một, 2024 9:20 sáng

Điểm lại những cụm từ “hot trend” từng làm mưa làm gió trên mạng xã hội trong năm 2023


Có thể nói, nền tảng xã hội chính là nơi khơi nguồn cho những nội dung giải trí vô tận. Đặc biệt, thời gian qua đã xuất hiện nhiều câu nói viral khiến giới trẻ thích thú.

Mỗi năm trôi qua, mạng xã hội lại có thêm nhiều những câu nói hot trend. Đôi khi chỉ là những cụm từ vu vơ trong đời sống hàng ngày nhưng vô tình lại khiến cộng động mạng hết sức thích thú. 2023 là năm chứng kiến sự bùng nổ của mạng xã hội TikTok, Facebook, Youtube,… với nhiều câu nói, cụm từ ấn tượng tạo nên xu hướng mới lạ, vui nhộn.

Cùng điểm qua những câu nói viral mà chắc hẳn ai ai cũng đã sử dụng đôi lần trong năm vừa qua.

Over hợp

Đây là cụm từ vô cùng dễ thương được rapper Thái VG sử dụng khi ở trong vai trò huấn luyện viên của Rap Việt mùa 3. Là rapper gốc Việt nhưng Thái VG sinh sống ở Mỹ từ nhỏ nên khả năng nói tiếng Việt của anh rất hạn chế. Do đó, trong vai trò ban giám khảo của chương trình, Thái VG đã sử dụng phần lớn tiếng Anh để nhận xét thí sinh, đôi khi thêm vào vài từ tiếng Việt nhưng vô tình lại tạo thành xu hướng.

Xuyên suốt chương trình, cụm từ “over hợp with me” (tạm dịch – rất hợp với tôi) liên tục được anh chàng sử dụng khi muốn lôi kéo thí sinh về đội của mình.

Flex – Check var – Pressing

Nếu là một người yêu thích các bản rap Âu Mỹ, hẳn bạn đã từng nghe qua cụm từ “flex”. Đây là từ lóng tiếng Anh, bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ những năm 1990, dùng để diễn tả sự khoe mẽ có phần thái quá, không phù hợp. Giữa năm 2023, từ “flex” bỗng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Việt Nam. Trên mạng xã hội, những trào lưu thể hiện văn hóa flex cũng có thời gian nở rộ. Chẳng hạn như “flex giá t.iền của bộ đồ bạn đang mặc” trên YouTube, “body-check” (kiểm tra cơ thể) hay “rich boy – rich girl check” (xác thực là bạn giàu) trên TikTok. Khi khoe t.iền bạc hay giàu có chưa đủ thì người ta chuyển sang khoe thành tích học tập, khoe người yêu,…

Thêm một cụm từ “làm mưa làm gió” gần đây chính là “check var”. Trong môn thể thao vua, “check var” là công cụ hỗ trợ giúp trọng tài xác định các pha phạm lỗi và bàn thắng trên sân cỏ một cách chính xác hơn.

Tuy nhiên, với gen Z thì “check var” được hiểu đơn giản là việc kiểm tra lại thông tin “flex” mà người khác đã chia sẻ. Điều này thể hiện sự cẩn trọng và tinh tế trong việc xác minh thông tin trước khi đưa ra nhận xét hoặc đ.ánh giá.

Kéo theo đó sự viral của cụm từ “pressing”. Đây là cụm từ phổ biến trong bóng đá, có nghĩa là “gây sức ép, tạo áp lực”. Trong cuộc sống hàng ngày, pressing cũng có ý nghĩa tương tự trong môn thể thao vua này. Chẳng hạn trong cuộc trò chuyện, khi một ai đó đang dùng lý lẽ và luận điểm để gây áp lực lên đối phương thì có thể gọi là pressing. Và khi người bị pressing luồn lách, vượt qua những áp lực này để giành thế chủ động thì chính là “thoát pressing”.

Các bạn đã bao giờ chưa

Trend “các bạn đã bao giờ chưa” bắt nguồn từ tài khoản TikTok có tên là bichla_2k3. Cô nàng gen Z đã lặp đi lặp lại câu nói trên trong một video ngắn chỉ vỏn vẹn 15 giây với giọng điệu tươi vui.

“Các bạn đã bao giờ chưa” là một câu hỏi không nội dung khiến nhiều người xem thích thú vì muốn biết chủ nhân đoạn clip đang thắc mắc chuyện gì. Để hưởng ứng “phong trào” mới, những bạn trẻ đã nhanh chóng cho ra đời các video với nội dung như “Mình hỏi thật, từng t.uổi này các bạn đã bao giờ chưa?” hay “Trải qua 25 mùa xuân, mình chưa bao giờ, các bạn đã bao giờ chưa?”…

Kiwi kiwi

Kiwi là loại trái cây có nguồn gốc từ Trung quốc nhưng khá phổ biến trên thế giới và được trồng ở nhiều quốc gia. Vỏ của nó màu nâu mờ, tùy theo chủng loại mà thịt bên trong là màu xanh lá cây hoặc vàng sáng.

Tuy nhiên, “kiwi kiwi” không chỉ đơn thuần là trái cây mà còn được xem như một câu cảm thán, khen ngợi với nghĩa là “ngon”. Cụm từ này có nguồn gốc từ video của hai Tiktoker khi đi uống nước và ăn trái kiwi cảm thấy rất sảng khoái nên đã bật ra câu “kiwi kiwi”. Một người trong số họ còn lặp đi lặp lại nhiều lần “kiwi kiwi” với tông giọng cao làm người xem thích thú.

Đây là cụm từ gây sốt mạng xã hội suốt thời gian dài bắt nguồn từ cặp đôi Miko Lan Trinh và bạn trai. Cả hai liên tục vướng vào nhiều tranh cãi vì những hành động khó hiểu và thể hiện tình có phần “hơi quá”.

Trong một livestream giữa năm 2023, khi cặp đôi đang cùng nhau nấu ăn, cô ca sĩ này đã liên tục nói “cà nhính, cà nhính, cà nhính” khi cầm đĩa thức ăn giơ lên trước camera với biểu cảm hào hứng. Bên cạnh đó, tình huống bạn trai của Miko Lan Trinh đổ nước tiết bò vào trong nồi lẩu gây tranh cãi đã góp phần làm đoạn clip lan tỏa rộng khắp các trang mạng xã hội.

Đúng nhận sai cãi

Có thể nói đây chính là câu nói trending mở bát cho năm 2023. Thực chất, câu nói này xuất phát từ một tài khoản TikTok của cô đồng có tên Trương Hương. Khi thực hiện quá trình xem bói cho người khác bằng cách bổ cau, cô đồng này sẽ thường nói rằng: “Bổ quả cau của con ra cô thấy…”, “đúng nhận sai cãi”, nhằm diễn đạt ý nếu nghe thấy cô nói sai thì phản bác lại liền. Tuy nhiên, với tốc độ nói nhanh liên tục của cô thì không mấy ai đủ tỉnh táo để nhận định đúng sai, chưa nói gì đến việc cãi.

Hàng loạt video của cô đồng này nhanh chóng nhận chóng nhận về số lượt xem khủng, cùng với sự thích thú của cộng đồng mạng. Nhiều TikToker, người nổi tiếng cũng nhanh chóng bắt trend, bắt chước hành động này của cô. Đặc biệt, nhiều biến thể của bổ quả cau được ra đời như bổ quả nho, thanh long, mít, lê,… khiến cộng đồng mạng xem bói miễn phí được phen cười hả hê cho đến khoái chí.

Gwenchana

Dạo gần đây, “Gwenchana” – cụm từ phổ thông trong tiếng Hàn bỗng trở thành hot trend của Gen Z nhờ vào tài khoản Imran Bard trên TikTok. Tài khoản này đã tải lên video quay cảnh anh ấy khóc khi lặp lại liên tục cụm từ “Gwenchana”.

Mặc dù cụm từ này trong tiếng Hàn nghĩa là “tôi ổn”, giới trẻ Gen Z lại dùng với nghĩa ngược lại. Để biểu đạt trạng thái “không ổn lắm đâu” một cách hài hước, Gen Z sẽ sử dụng “Gwenchana”.

Mãi mận, mãi keo

“Mãi mận” là cách gen Z nói lái cụm từ “mãi mặn mà”. Cụm từ này dùng để khen người khác về ngoại hình, tính cách hài hước hoặc đơn giản là dùng để cảm thán trước những sự việc, hành động đáng ngưỡng mộ. Ngoài “mãi mận”, gen Z còn kết hợp với các loại trái cây trong câu nói như cóc, xoài, ổi khi muốn dành lời khen ngợi cho ai đó, chẳng hạn như “mãi mận xoài cóc ổi” hay “mận vải”.

“Mãi keo” là cách nói ai đó hay sự việc gì đó quá hấp dẫn và thu hút, khiến người xem không thể rời mắt được mà “dính như keo”. “Mãi mận mãi keo” trong ngôn ngữ mạng năm 2023 có nghĩa là giữ mãi tình cảm gắn bó không thể tách rời. Đây là cụm từ gen Z thường sử dụng để thể hiện tình bạn, tình yêu gắn bó.

À lôi

“À lôi” không phải là một từ tiếng Việt mà thực chất là từ ngữ phổ biến để bày tỏ cảm xúc trong tiếng dân tộc. “À lôi” hay “à lôi nỏ” là một câu nói cảm thán đặc trưng của người Tày, có nghĩa là “hả?”, “ôi trời” hoặc có thể hiểu theo cách gen Z ưa dùng: “u là trời”. Từ này xuất hiện đầu tiên trong một clip trên TikTok, ghi cảnh những anh chàng người đồng bào nói to: “À lôi, à lôi…”.

Báo thủ

Báo thủ được biết đến như một từ lóng do các gen Z sáng tạo ra chỉ những người vô dụng, phá giỏi hơn làm. Từ ngữ này còn được sử dụng để ám chỉ những người không giúp được gì, thay vào đó còn rất giỏi trong việc phá hoại, làm ảnh hưởng đến người khác cũng như tần suất phá hoại xuất hiện rất nhiều lần. Báo ở đây được hiểu nôm na là dựa theo cách nói của ông cha ta từ xưa đến nay: “báo đời báo hại”.

 

Tin Liên Quan
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM